Các Bài viết

Bão 2009 – và những ảnh hưởng đến nước ta.

Sưu tập, tổng hợp và viết bài: PiciDi – thuytran.net


Lời mở đầu

Đất nước ta có đường bờ biển dài Bắc vào Nam lên đến 3.444 km. Biển đã mang lại cho chúng ta nguồn tài nguyên dồi dào phong phú. Ngư dân của chúng ta thu hoạch được nguồn hải sản quý giá từ thiên nhiên ban tặng.  Những bờ biển dài phẳng lặng tạo một tiềm năng kinh tế rất lớn cho du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có được.  Những Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang, hay những bãi tắm Đà Nẵng, Hội An, Huế,…, dọc theo chiều dài đất nước chúng ta có những điểm đến nổi tiếng mang tầm quốc tế. Nguồn khoáng sản quí giá: những quặng than, mỏ dầu giữa biển khơi đã mang về nguồn lợi rất lớn góp phần cho sự phát triển đất nước.

Bên cạnh những mặt tích cực của thiên thiên ban tặng đó là cứ mỗi hằng năm nhân dân ta phải quằng mình chống bão. Những cơn bão cũng bắt đầu từ biển khơi.

Mỗi năm, đất nước và những người dân nghèo nàn c ủa chúng ta phải gánh chịu hàng chục cơn bão. Cái khó chồng chất thêm cái khó. Những mất mát tiền bạc còn có thể bù đắp phần nào nhưng mất mất mát về người thì quả thật làm sao bù đắp nổi phải không? Vậy mà chỉ trong 1 cơn bão đã có 163 bị cướp đi mất sinh mạng của mình đấy các bạn ạ!

Trong phạm vi đề tài tôi, Tôi xin tóm gọn những cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam trong năm 2009 và những thiệt hại mà nhân dân ta phải gánh chịu.  Nhằm giúp cho người xem hiểu rõ hơn những nổi khổ mà dân ta đang gặp phải và hãy chung tay góp sức phần nhỏ bé của mình để nhằm khắc phục hậu quả của bão cũng như góp phần xây dựng cuộc sống người Việt tốt đẹp hơn.


Bão số 1 – Bão Chan – Hom

Bão hướng ra biển Đông, có dáng vấp như cơn bão ChanChu từng gây thảm họa vào năm 2006. Bão có lúc mạnh lên cấp 11. Đường đi của hướng ra biển Đông và không gây thiệt hại cho nước ta.


Bão số 2 – Bão Linfa

Bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Không gây thiệt hại cho Việt Nam.


Bão số 3 –  Bão NANGKA

Bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Không gây thiệt hại cho Việt Nam.


Bão số 4 – Soudeler

Bão số 4 đã gây ra gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cấp 6, cấp 7, giật cấp 9 trên vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hải Phòng

Về thiệt hại:

– 01 người chết nguyên nhân do anh ra biển cào ngao bị sét đánh chết.

– 01 n gười mất tích do gió lốc làm chìm ghe

– Lúa và hoa màu bị ngập úng: 45.720 ha (Phú Thọ: 69 ha; Hà Nội: 3.515 ha; Nam Định: 22.884 ha và Ninh Bình: 19.252 ha);

– Mưa lớn cũng gây ngập úng cục bộ trên một số tuyến đườngở nội thành Hà Nội.

Bão số 5 – Bão MOLAVE

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giật tới cấp 13.

1. Tỉnh Lai Châu: Do sạt lỡ đất 03 người chết (trong đó 02 vợ chồng, 01 con nhỏ dưới 1 tuổi) và 04 nhà phải di chuyển vì có nguy cơ sạt lở.

2. Tỉnh Phú Thọ: thống kê số liệu thiệt hại do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5 gây ra trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó nặng nhất là các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ:

– Người bị thương: 02 người.

– Nhà ở bị sập đổ: 04 ngôi.

– Nhà ở bị tốc mái: 572 nhà.

– Phòng học bị tốc mái, hư hỏng: 30 phòng.

– Lúa, hoa màu bị ngập úng:  703 ha.

– Kênh tưới bị vỡ: 2.815 m.

Ngoài ra còn nhiều thiệt hại khác.

Giá trị thiệt hại ước tính: 6.330,0 triệu đồng.

3. Thành phố Hà Nội, đêm 19 rạng sáng ngày 20/7/2009 trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa lớn gây ngập nhiều đoạn đường nội thành;

Ngập úng 103 ha lúa, 2.494 ha diện tích rau màu, tập trung ở các huyện Thanh Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Đan Phượng, Quốc Oai và  Đông Anh. Các ban, ngành của Thành phố đã tập trung lực lượng, sử dụng các trạm bơm tiêu thoát nước cho diện tích cây trồng bị ngập úng

Bão số 6 –

Cơn bão có diễn biến kỳ lạ nhất từng ghi nhận trong lịch sử khí tượng Việt Nam. Bão số 6 không gây thiệt hại cho Việt Nam


Bão số 7 –Mujigae

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

Tình hình thiệt hại và công tác khắc phục cơn bão số 7:

Về người:

+ 01 người mất tích: chị Trần Thị Lan sinh năm 1961 cán bộ huyện Giao Thủy đi cùng đoàn khảo sát và kiểm tra của tỉnh Nam Định (vẫn chưa tìm thấy).

+ 01 người chết: Tại Vĩnh Phúc: Vào hồi 17h ngày 11/9/2009 do ảnh hưởng của cơn bão số 7, đã gây ra tố lốc cục bộ tại thôn Trại Mới, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo làm đổ tường dài khoảng 3m vào cháu Bùi Văn Ngọc sinh năm 2001 đang trên đường về nhà.

Về tài sản:

+  Chìm 01 ca nô của Nam Định và 02 tàu cá của Thanh Hóa

+  Lúa và hoa mầu: 2007 ha lúa bị đổ dạt (Thanh Hoá 507ha, Thái Bình 1500ha); 1066 ha diện tích cây vụ đông bị ngập và gãy đổ; 1905 ha hoa màu bị hỏng, úng (Thanh Hoá 1105ha, Thái Bình 800ha).


Bão số 8 – Bão Koppu

Bão số 8 không gây thiệt hại cho nước ta.


Bão số 9 – Bão Ketsana

Bão số 9 được cho là cơn bão cực kỳ nguy hiểm. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. sự tàn phá ghê gớm của nó gây thiệt hại năng nề về người và của

Tình hình thiệt hại do bão số 9 gây ra

Thiệt hại về người
– Người chết người 163
– Người mất tích người 11
– Người bị thương người 629
Thiệt hại nhà ở
– Nhà bị sập, Trôi Cái 21,611.00
– Nhà tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng Cái 258,415.00
– Nhà bị ngập Cái 294,711.00
– Trường học bị hư hỏng, ngập, tốc mái Phòng 5,490.00
– Trạm y tế, trụ sở UBND xã, các ct khác bị hư cái 12,741.00
– Cơ sở y tế bị tốc mái, hư hỏng Phòng 561.00
– Số hộ phải di dời, sơ tán Hộ 37,042
Thiệt hại về giao thông
– Khối lượng đất bị sạt lở, trôi, bồi lấp m3 4,460,416.00
– Bê tông, đá xây sạt lở, trôi m3 66,406.00
– Bê tông mặt đường bị xói hỏng m2 292,423.00
– Cầu, cống bị hư hỏng cái 858.00
– Đường giao thông nông thôn bị hư hỏng km 449.25
Thiệt hại về thuỷ lợi
– Công trình nhỏ, đạp tạm bị vỡ, hư hỏng cái 1,074.00
– Công trình kiên cố cái 609.00
– Đê, kè, kênh mương bị trôi, hư hỏng m 145,165.00
– Khối lượng đất sạt lở, bồi lấp m3 2,258,716.00
– Đê, kè bị sạt lở m3 13,250.00
– Bê tông, đá xây, đá kè bị trôi, hư hỏng m3 382,561.00
– Cánh cửa cống bị vỡ cái 15.00
– Sạt lở bờ sông, kênh mương nôi đồng điểm 239.00
Thiệt hại nông nghiệp
– Lúa bị ngập, ngã đổ ha 38,507.40
– Diện tích ngô, mía  bị ngập ha 22,367.50
– Diện tích cây ăn quả bị hư hại ha 7,962.00
– Diện tích hoa màu các loại bị ngập, hư hại ha 32,541.20
– Hoa màu cây lương thực bị ướt tấn 35,298.00
– Diện tích cây công nghiệp hư hại ha 33,756.20
– Cây công, lâm nghiệp, cây phân tán bị đổ, gẫy Cây 506,164.00
– Cây lâm nghiệp bị ngã đổ ha 53,367.00
– Cây lâu năm bị ngã, đổ cây 13,170.00
– Cây giống bị thiệt hại ha 34.00
– Thóc và giống các loại bị ngập hư hỏng tấn 3,435.00
– Gia cầm bị chết và cuốn trôi con 678,275.00
– Trâu, bò chết con 17,663.00
– Lợn chết con 11,689.00
– Cá giống bị trôi con 15,000.00
– Diện tích đất nông nghiệp bị bồi xói ha
Thuỷ sản
– Cá, tôm bị trôi tấn 2,545.00
– Diện tích Ao cá, tôm bị ngập, hư hại ha 3,235.90
– Tàu, thuyền, sà lan bị mắc cạn, chìm, lật cái 496.00
– Đất bờ bao bị sạt lở m3
– Lồng bè bị vỡ chìm 742.00
Thông tin liên lac
– Đường dây điện thoại bị hỏng m 43,100.00
– Máy điện thoại, môtơ, động cơ bị hỏng cái 1,700.00
– Cột thông tin liên lac cột 1,555.00
– Trạm Anten song di động, trạm DSLAN, trạm chuyển mạch thông tin bị hư hỏng: Trạm 780.00
Điện lực và truyền thông
– Cột điện bị đổ, gẫy cột 17,511.00
– Đường dây điện bị đứt km 2,177.50
Giá trị thiệt hại tỷ 14,013.81

Bão số 10 – Bão Parma

Bão số 10 Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.  khi vào đất liền đã gây ra gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9 ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định

Tình hình thiệt hại do cơn bão số 10  gây ra:

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh và của Bộ tham mưu Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng, tình hình thiệt hại do bão số 10 gây ra tại các tỉnh như sau:

+ Về người: 01 người bị thương (tại đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng).

+ Về tàu bị chìm: 64 tàu (62 tàu bị chìm tại nơi neo đậu đảo Bạch Long Vĩ, 02 tàu Hải phòng bị chìm tại đảo Cát Bà), gồm: Quảng Ninh: 07 tàu; Hải Phòng: 05 tàu; Thanh Hoá: 28 tàu; Hà Tĩnh: 03 tàu; Quảng Bình: 05 tàu; Quảng Trị: 06 tàu, Quảng Ngãi: 06 tàu và Bình Định: 04 tàu.

+ Xà lan bị chìm: 03 chiếc (Quảng Ninh).

+ Xuồng máy bị chìm: 02 chiếc (Bạch Long Vĩ – Hải Phòng).

+ Thuyền nan nhỏ các loại bị chìm: 50 chiếc (Bạch Long Vĩ – Hải Phòng).

+ Tàu bị hư hỏng: 31 tàu, gồm: Hải Phòng: 01 tàu, Thanh Hoá: 13 tàu, Quảng Trị: 06 tàu, Đà Nẵng: 01 tàu, Quảng Ngãi: 01 tàu, Bình Định: 09 tàu (đều neo đậu tại đảo Bạch Long Vĩ); Thái Bình: 01 tàu bị hỏng máy, mắc cạn tại cửa Diêm Điền, đã được lai dắt vào bờ an toàn lúc 7h45 ngày 14/10).

+ Nhà bị tốc mái: 80 nhà (Hải Phòng: 70 nhà, Quảng Ninh: 10 nhà).

+ Các tài sản khác: gẫy 01 cột phát sóng truyền hình tại đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng.

Bão số 11 Bão Mirinae

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12

Tình hình thiệt hại do lũ và bão số 11:

Thiệt hại về người
– Người chết người 123
– Người mất tích người 1
– Người bị thương người 145
Thiệt hại nhà ở
– Nhà bị sập, Trôi Cái 2,362
– Nhà tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng Cái 48,455
– Nhà bị ngập Cái 58,096
– Trường học bị hư hỏng, ngập, tốc mái Phòng 842
– Trạm y tế, trụ sở UBND xã, các ct khác bị hư cái 184
– Cơ sở y tế bị tốc mái, hư hỏng Phòng 24
– Số hộ phải di dời, sơ tán Hộ 14,410
Thiệt hại về giao thông
– Khối lượng đất bị sạt lở, trôi, bồi lấp m3 1,436,755
– Bê tông, đá xây sạt lở, trôi m3 328
– Bê tông mặt đường bị xói hỏng m2 186,792
– Cầu, cống bị hư hỏng cái 147
– Đường giao thông nông thôn bị hư hỏng km 214.16
Thiệt hại về thuỷ lợi
– Công trình nhỏ, đập tạm bị vỡ, hư hỏng cái 158
– Công trình kiên cố cái 14
– Đê, kè, kênh mương bị trôi, hư hỏng m 51,137
– Khối lượng đất sạt lở, bồi lấp m3 323,841
– Đê, kè bị sạt lở m3 36,104
– Bê tông, đá xây, đá kè bị trôi, hư hỏng m3 31,757
– Cánh cửa cống bị vỡ cái
– Sạt lở bờ sông, kênh mương nôi đồng điểm
Thiệt hại nông nghiệp
– Lúa bị ngập, ngã đổ ha 19,272.20
– Diện tích ngô, mía  bị ngập ha 32,079
– Diện tích cây ăn quả bị hư hại ha 362.25
– Diện tích hoa màu các loại ngập, hư hại ha 15,550.00
– Hoa màu cây lương thực bị ướt tấn
– Diện tích cây công nghiệp hư hại ha 1,803
– Cây công, lâm nghiệp, bị đổ, gẫy Cây 371,123
– Cây lâm nghiệp bị ngã đổ ha 964
– Cây giống bị thiệt hại ha
– Thóc và giống các loại bị ngập, hỏng tấn 941.00
– Gia cầm bị chết và cuốn trôi con 475,230.00
– Trâu, bò chết con 39,512
– Lợn chết con 62,827
– Cá giống bị trôi con
– Diện tích đất nông nghiệp bị bồi xói ha 813.00
Thuỷ sản
– Cá, tôm bị trôi tấn 257
– Diện tích Ao cá, tôm bị ngập, hư hại ha 2,436
– Lồng bè bị vỡ chìm 21,626
– Tàu, thuyền, sà lan bị mắc cạn, chìm cái 337
– Đất bờ bao bị sạt lở m3
Thiệt hại về điện
– Đường dây điện bị đứt km 79.97
– Trạm biến áp bị sự cố, cháy, đổ cái 9.00
– Cột điện bị đổ, gẫy cột 891
Thông tin liên lac
– Đường dây điện thoại bị hỏng m 20,000.00
– Máy điện thoại, môtơ, động cơ bị hỏng cái 17.00
– Cột thông tin liên lac cột 7,608
– Trạm Anten song di động, trạm DSLAN, trạm chuyển mạch thông tin bị hư hỏng: Trạm 1
Giá trị thiệt hại tỷ 5,015.85


Lời kết

Trước những cơn bão đến và đi qua, Chính phủ ta đã dồn hết sức mình, toàn quân, toàn dân ra để phòng chống lụt bão. Chúng ta đã ra sức đắp đê ngăn lũ, sơ tán dân về nơi an toàn, neo đậu thuyền bè, chằng chống nhà cửa nhằm để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tuy nhiên, chỉ có thể hạn chế  và không có nghĩa là không có thiệt hại. Bằng chứng chỉ trong cơn bão số 9 và 11 đã gây thiệt hại lên đến gần 20 nghìn tỷ đồng và hàng trăm người chết, những thiệt hại đó là quá lớn cho một đất nước nhỏ bé như Việt Nam chúng ta.

Với tinh thần lá lành đùm lá rách, đoàn kết chung tay góp sức vì cộng đồng. Chúng ta cũng đã quyên góp, hỗ trợ được rất nhiều cho bà con vùng bão lũ thông qua các tổ chức đoàn thể như. Mặt trận tổ quốc, các cơ quan báo bài, các chương trình ca nhạc gây quỹ, hay quyên góp trong siêu thị  trường học…. và sự góp góp hỗ trợ đóng góp quý báo của các tổ chức quốc tế. Đó là nguồn động viên to lớn và là động lực thúc đẩy cho người dân ngượng dậy sau bão.

Tình hình thời tiết mỗi ngày lại diễn biến phức tạp, những cơn bão với hướng đi kỳ lạ sẽ xuất hiện nhiều hơn, cường độ manh hơn. Tương lai nước Việt nam của chúng ta sẽ gặp phải những thiên tai khắc nghiệt hơn và không thể nào tránh khỏi. Điều đó, đòi hỏi chúng ta phải có sự nổ lực phấn đấu và có một kế hoạch ứng phó lâu dài nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

———————————————————————————————

Nguồn tư liệu.

Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương.

Website: http://www.ccfsc.org.vn


Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *