Các Bài viết

Điêu khắc Phật Giáo thế kỷ 18.

Từ Thế kỷ 15, Đất nước ta dưới thời nhà Hậu Lê (Lê sơ, Lê Trung Hưng), các vua nhà Lê thời kỳ này dưới sự điều khiển của chúa Trịnh ở đàng Ngoài. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tiếp theo sự nổi dậy của anh em nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18, tiếp theo là việc phản công của Nguyễn Ánh thống nhất thành lập nhà Nguyễn. Đất nước lâm vào cảnh chiến tranh triền miên. Tuy nhiên, không vì thế mà kiến trúc mỹ thuật thời kỳ này kém phần độc đáo và hoàng tráng so với các thời kỳ khác. Phật Giáo phục hưng, các công trình điêu khắc đình chùa, lăng mộ, khắc gỗ khắc đá tiếp tục được xây dựng và phát t riển

Các công trình kiến trúc điêu khắc thời kỳ này chúng ta cần phải nhắc tới đó là: công trình xây dựng làng Đình Bảng (1700 đến 1736), Các tượng Phật chùa Dâu, công trình tu sửa chùa Tây Phương.

Đình Bảng đây là ngôi đình cổ kính và nổi tiếng nhất bắc Ninh. Đình thờ 3 vị thần là thần Đất thần nước và th ần trồng trọt. Có khoảng 60 cột trong đình được làm từ gỗ lim có đường kính từ 0,55-0,65m. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, sắc xảo, trao chuốt hài hòa. Mỗi bức chạm khắc của đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng thì càng bị cuốn hút: Bức bát nhã quần phi, lưỡng nghê phục chầu. Các tác phẩm điêu khắc rồng như: Long Vân đại Hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên,…

Tại chùa Dâu các tác phẩm điêu khắc gỗ trong thế kỷ 18 như :Tượng Kim Đồng Ngọc Nữ. Tượng bà Dâu, nữ thần Pháp Vân, Tương Pháp Vũ. Tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ tới quê hương Tây Trúc. Tương Pháp Vũ với nét thuần Việt, đức độ cao cả. Tương Kim Đồng Ngoc Nữ với khuôn mặt sống động, đang đứng trong tư thế của một điệu múa cổ, Đặc biệt Ngọc nữ trong trang phục cổ với đầu đội khăn và rẽ tóc mạng đậm chất Việt.

Vào cuối thế kỷ 18, dưới thời nhà Tây Sơn 1794, chùa Tây Phương đã được xây dựng lại hoàn toàn mới như ngày nay ta thấy (gọi là Tây Phương cổ tự). Chùa tây Phương không chỉ với vẻ đẹp hoành tráng của kiến trúc mà còn sở một thế giới sinh động của 72 pho tượng gỗ sơn son thếp vàng. Trên đất nước ta không ở đâu có được một phòng triển lãm tuyệt vời và độc đáo như thế với nghệ thuật điêu khắc tôn giáo nhưng lại phản ánh những đặc điểm dân tộc của con người Việt Nam. 72 pho tượng gỗ của chùa Tây Phương là 72 công trình nghệ thuật đích thực, mỗi pho tượng biểu hiện không chỉ cuộc đời, tính cách mà cả thế giới tâm linh của các vị Phật, Bồ-tát và La-hán?

Các vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.
Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già VN, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những nghệ nhân dân gian là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật VN

Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long… đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù… rất tinh xảo.


Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *