Các Bài viết

Các chủ đề trong tranh Dân Gian Việt Nam

Các thể loại tranh dân gian Việt Nam có thể kể đến như là:

Tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh

Tranh Hàng Trống ở Hà Nội

Trang làng Sình ở Huế

Tranh Kim Hoàng ở Hà Tây.

Với mỗi thể loại tranh thì sẽ có những nổi bật với chủ đề riêng biệt và dành cho những đối tượng riêng biệt, theo thời gian thì tranh dân gian cũng có những bước thăng trầm, có một thời các thể loại tranh dân gian rất nổi tiếng và được đỉnh cao của nghệ thuật, nhưng ngày nay nó dần bị mai một và không phát triển nữa. Tuy nhiên, các thế hệ hôm nay vẫn luôn giữ gìn và bảo tồn giá trị lịch sử của các thể loại tranh dân gian mang lại.

Tranh Đông Hồ:

không rõ là tranh này xuất hiện từ thế kỷ nào, nhưng vào thế kỷ 16-17 thể loại tranh dân gian này phồn vinh nhất. Vào các tháng gần tết, nhà nhà làm tranh và bán tranh bao phủ cả một vùng Kinh Bắc. Khách khắp nơi đổ về đây để mua tranh, vào thời này mọi nhà đều mong muốn sở hữu tranh Đông Hồ để trang trí, thờ cúng trong nhà để mong muốn sự bình an, sung túc và vui vẻ cho cả năm.

Các chủ đề của tranh Đông Hồ có thể kể đến:

Tranh tâm linh: bộ ngũ sự:

Thể loại tranh lịch sử: hình ảnh Hai ba trưng đánh giặc, Đinh Tiên hoàng, Phù đổn thiên vương, Ngô Quyền,..

Thề loại truyện tranh. Các thể câu chuyên cổ tích sẽ được chuyển hóa vào tranh đông hồ như : Tấm cám, Thạch sanh,… hay các truyện như truyện kiều, lục vân tiên, tay du ký

Tranh chúc tụng: Vinh hoa – Phú quý – Nhân nghĩa – Lễ trí, cặp tranh Tiến tài – Tiến lộc, Nghi xuân, Vinh qui bái tổ, ông Tơ – bà Nguyệt, Gà đàn, Gà thủ hùng, tranh về lợn âm dương…

Tranh sinh hoạt: Đánh ghen, Chăn trâu thổi sáo, Chăn trâu thả diều, Nhà nông, Đám cưới chuột, Hứng dừa, …

Giải thích thêm về một số bức tranh nổi tiếng của thể loại tranh dân gian Đông Hồ

Mẹ con đàn lợn: Tranh thể hiện rõ ràng tính phồn thực của văn hóa phương đông. Ngày tết treo tranh này với ý nghĩa là sự vui vẻ, cuộc sống no ấm và con cháu đầy đủ sum vầy.

Bức Đám cưới chuột là một thể loại phản ánh mối quan hệ xã hội, ỷ mạnh hiếm yếu, phê phán những cái xấu trong xã hội qua hình ảnh trong lễ cưới của chuột thì phải có thêm một nhóm con chuột khác đi cống lễ vật cho mèo để đoàn rước dâu được bình yên.

Bức Cóc và Trê: một đàn nồng nọc mà vợ chồng cá trê một mực cho là con của mình, mà cóc thì không thể bảo vệ được quyền làm cha mẹ của mình vì vào thờ điểm hiện tại nông nọc không giống cóc mà chỉ giống cá trê, nên hai bên mới kéo nhau ra công đường để đòi công lý. Thật ấn tượng với triết lý sâu sắc, mọi việc sự thật thì vẫn là sự thật chúng ta không thể bao che, hay che giấu một vấn đề gì để đạt được lợi về mình, thời gian sẽ minh chứng cho sự thật ai đúng ai sai.

Tranh Hàng Trống ( Hà Nội)

phục vụ cho nhu cầu chơi tranh của người thành thị, màu sắc tranh hàng Trống cũng rực rỡ hơn, màu sắc phong phú hơn.

Các đề tài của tranh Hàng Trống rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ, Ngủ Hổ, Độc hổ, Sơn Trang, Ồng Hoàng ba, Ông Hoàng bẩy,…

Các thể loại tranh chơi như như các bộ tứ bình hoặc nhị bình: tố nữ, tứ dân (ngư, tiều, canh, mục), Tứ Quý (bốn mùa), tranh thể loại truyện như thạch sang, Truyện Kiều. Các bức khác như: Lý Ngư vọng nguyệt, chim công,…cầu phúc thái bình.

Tranh Lang Sình (Huế)

Làng nằm dọc bên bờ sông Hương. Tranh làng Sình chủ yếu phục vụ vấn đề tín ngưỡng tôn giáo cho người dân địa phương và một số vùng lân cận.

Chủ đề của tranh:

Tranh nhân vật: tranh tường bà với 2 nữ tì 2 bên, tranh dùng để treo ở 1 bàn thờ riêng quanh năm. Còn có ông Đốc, ông Điệu, ông Tờ Bếp

Tranh dùng để đốt cho cõi âm như: áo ông, áo bà, tiền, vật dụng gia đình,… sau khi cúng xong, người thân sẽ đốt những tranh này để gởi về cho cõi âm, cho người đã khuất,.. các loại tranh động vật như: Voi, cọp, gia súc và 12 con giáp.

Một số ít trong tranh dân gian Làng Sình là tranh tố Nữ và tranh sinh hoạt.

Tranh Kim Hoàng (Hà Tây):

Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ.

Đó là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người nông dân như trâu, bò, gà, lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo.

Ngoài ra, tranh Kim Hoàng có một điểm đặc biệt mà các dòng tranh dân gian khác không có. Đó là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh.

Picidi: sưu tập và tổng hợp


Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *