Mỹ Thuật Phật Giáo thời kỳ nhà Lý.
Nhà Lý kéo dài từ năm 1009 đến 1225, thời gian trị vì đất nước kéo dài 215 năm. Giai đoạn này đất nước độc lập, tự chủ, và đủ sức mạnh chống giặc ngoại xâm. Phật giáo trở thành quốc giáo. Các vị vua Triều Lý đều hướng đạo Phật và hơn phân nữa dân số trong nước thời kỳ này theo Phật giáo. Việc giao lưu văn hóa Phật Giáo thời kỳ này với Trung Quốc cũng được đẩy mạnh. Điều đó dẫn đến các công trình kiến trúc, mỹ thuật thời kỳ này mang đậm dấu ấn của Phật Giáo. Rất nhiều chùa, đền được xây dựng với quy mô lớn. Ngày nay vẫn còn một số ít công trình vẫn còn tồn tại nhưng đa phần đều qua phục chế và thay đổi theo thời gian.
Các công trình kiến trúc nổi bật thời đó là: Chùa Một Cột ( chùa Diên Hựu), Đền Đô (Chùa Lý Bát Đế), Chùa Phật Tích, Chuông Quy Điền, chùa Dạm,…
Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu) ngày nay tọa lạc tại Quận Ba Đình Hà Nội, cạnh bên lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là di tích lịch sử còn lại của Chùa Diên Hựu. Theo chiều dài lịch sử Chùa này đã nhiều lần thay đổi, xây dựng lại. Vì thế mà những gì ta thấy ngày nay thì rất nhỏ so với một công trình to lớn gấp vài chục lần và lộng lẫy vào thời Lý. Chùa gồm 1 cột đá lớn ở trong hồ Linh Chiểu, đỉnh cột tỏa ra đóa hoa sen nghìn cánh, trên đó dựng một điện đỏ thẩm, bên trong điện là một tượng Phật bằng vàng. Quanh hồ có hành lang bao bọc, ngoài hành lang có ao Bích trì, có cầu vòng bắc qua, phía sân trước 2 bên cầu có bảo tháp Lưu ly.
Đền Đô được xây dựng để làm nơi thờ các vị vua thời Lý. Được xây dựng vào thời Vua đầu tiên của nhà Lý là Lý Thái Tổ. Trong 1 lần về thăm quê, dân Làng nơi đây đã xây dựng một ngôi nhà lớn để nghênh tiếp Nhà vua, sau nay khi ông chết, vị Vua kế nhiệm là Lý Thái Tông đã cho sửa lại làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó ngôi đền là nơi thờ tự cho các vị Vua sau này khi băng hà.
Một công trình nổi tiếng thời Lý nữa có là Chùa Phật Tích. Ngôi chùa sở hữu tượng A di Đà lớn nhất Việt nam bằng đá hoa cương xanh cao 1,87m tính luôn bệ là 2,77m. Tượng phật ngồi thuyết pháp trên đài sen, hai tay để ngửa trong lòng, dáng ve thanh cao, thư giản. Những đường nét mềm mại của tượng kết hợp với khuon mặt thoát tục tạo nên vẽ đẹp dịu dàng phi giới tính. Đây là một kiệt tác mỹ thuật Việt Nam thời Lý.
Các chùa thời lỳ thường được xây men theo triền núi, trên mặt bằng hình vuông hoặc tròn, trung tâm chùa là tháp cao, trung tâm là tượng Phật . hình ảnh mái chùa cong và lưỡng long triều nguyệt ta cũng thường thấy trên nóc các ngôi chùa thời ấy.
Qua nhiều năm bị đô hộ bởi Phương Bắc, văn hóa cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hình ảnh rồng thời Lý cũng là một sản phẩm mỹ thuật đặc sắc mà các đời sau phải noi theo và học hỏi. Rồng thời Lý uốn lượn mềm mại hình sin với 12 đoạn cong, đầu rồng có bòm, miệng rồng ngậm ngọc và Rồng có 4 chân. Dáng vẽ rồng mềm mại, đậm chất vị tha của Phật giáo.
Thời lý có 3 trong số 4 tứ đại khí đó là Tháp Bảo Thiên, Tượng phật Di Lặt và chuông Quy Điền.
Mỹ thuật thời nhà Lý mang đậm chất Phật Giáo, thời kỳ này là được xem là thời kỳ vàng son của lịch sử mỹ thuật Việt nam.
Picidi – suu tầm và tổng hợp.